Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị ê buốt

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị ê buốt

Trám răng là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa, chức năng chính là điều trị và khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ, vỡ hoặc có thể dùng trong chỉnh hình thẩm mỹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng trám răng xong bị ê buốt, không biết rõ nguyên nhân do đâu. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho khách hàng những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất tình trạng chỗ trám răng bị ê buốt.

Trám răng xong có bị ê buốt không?

Một số khách hàng phản hồi về tình trạng trám răng xong bị ê buốt. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải trường hợp này. Nếu tình trạng tổn thương răng của bạn ở mức nhẹ và kỹ thuật trám răng cũng đơn giản, quá trình thực hiện trám răng sẽ diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Do đó sau khi trám răng, người bệnh hoàn toàn không gặp bất cứ cơn đau nhức nào.

Ngược lại, nếu khuyết điểm răng đã lớn và gây khó khăn cho quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ bị ê buốt kéo dài khi thuốc tê hết tác dụng. Trám răng là kỹ thuật an toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Rất hiếm trường hợp gặp phải những biến chứng sau trám răng. Do đó bạn không cần phải lo lắng khi thực hiện trám răng tại nha khoa.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trám răng xong bị ê buốt

Quy trình trám răng không đúng kỹ thuật

Nhiều trường hợp răng bị sâu nhưng không được nạo sạch vi khuẩn trước khi trám, khiến răng bị đau nhức, ê buốt sau khi trám răng, đặc biệt là răng hàm. Ngoài ra, miếng trám không đúng kỹ thuật còn dễ bị hở khi ăn nhai, từ đó khiến cho thức ăn lọt vào và gây ra kích ứng, ê buốt. Tình trạng thức ăn tồn đọng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng, làm tăng nguy cơ mất răng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trám răng xong bị ê buốt 

Điều trị tủy không triệt để

Nếu răng bị viêm tủy nhưng không được điều trị triệt để thì khả năng trám răng xong bị ê buốt là rất cao. Tủy răng không được làm sạch sẽ gây hoại tử, cộng thêm sự kích thích của vết trám sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, thậm chí gây rụng răng, áp xe ổ xương răng.

Do áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám

Vật liệu ép vào xoang trám sẽ khiến cho dịch ngà trong ống ngà di chuyển, tạo cảm giác đau nhức. Hoặc trong quá trình chiếu đèn để làm cứng miếng trám, vật liệu có khuynh hướng co về đầu đèn, từ đó tạo một khoảng trống giữa miếng trám và ngà răng. Dịch ngà sẽ lấp đầy khoảng trống đó nhưng khi ăn nhai sẽ khiến dịch ngà di chuyển, dẫn đến ê buốt.

Cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị ê buốt

Nếu bạn đang trong tình trạng ê buốt sau khi trám răng, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là nên gặp bác sĩ để được điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể đến nha khoa thì có thể áp dụng các cách sau đây để giảm ê buốt sau khi trám răng:

Cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị ê buốt

  • Sử dụng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên như gừng, bạc hà,…đắp lên vị trí răng ê buốt để giảm tình trạng ê răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng sát khuẩn để giảm thiểu cảm giác ê buốt.
  • Chườm nóng vào vùng răng bị ê buốt.

Nhưng bạn cần lưu ý rằng những cách trên sẽ phát huy tác dụng dựa vào cơ địa từng người và chỉ mang lại tác dụng trong một thời gian ngắn. Để chấm dứt tình trạng ê răng sau khi trám, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Cách phòng ngừa tình trạng trám răng xong bị ê buốt

Để tránh tình trạng ê buốt sau khi trám răng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Chọn địa chỉ trám răng uy tín để đảm bảo tay nghề bác sĩ giỏi và tại đó, bạn được sử dụng các vật liệu trám răng an toàn với cơ thể.
  • Chăm sóc nướu và răng đúng cách: Duy trì một chế độ chăm sóc nướu và răng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống lạnh: Tránh tiêu thụ thức ăn và đồ uống lạnh quá mức để giảm nguy cơ ê buốt. Ăn uống cân đối và hạn chế thức ăn, đồ uống có thể gây nhạy cảm.
  • Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng: Tương tự, tránh thức ăn và đồ uống quá nóng có thể kích thích răng và tăng cảm giác ê buốt.

Cách phòng ngừa tình trạng trám răng xong bị ê buốt

  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Có nhiều loại kem đánh răng được thiết kế đặc biệt để giảm nhạy cảm. Sử dụng kem đánh răng này có thể giúp giảm cảm giác ê buốt.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ: Điều quan trọng là duy trì các cuộc kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đảm bảo rằng tình trạng răng và trám răng được giữ gìn và điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu trám răng hoặc cần tư vấn thêm thông tin về nha khoa, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Hoàn Mỹ theo số HOTLINE 02033 669 666 – 02033 660 066 để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Phòng khám Nha khoa Hoàn Mỹ - Quảng Ninh

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đánh giá bài viết