Quy trình trám răng bằng Composite

Quy trình trám răng bằng Composite

Trám răng hiện nay là một phương pháp nha khoa phổ biến hiện nay. Trong số đó, phương pháp trám răng Composite nổi bật với khả năng khôi phục thẩm mỹ cho những vấn đề như răng sâu, cổ răng mòn, răng nứt,…Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình trám răng bằng Composite và một số thông tin liên quan. Hãy cùng khám phá ngay nhé.

Trám răng Composite là gì?

Trên thị trường hiện nay, có đa dạng vật liệu trám răng được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, bao gồm: xi măng Silicat, kim loại, vàng, Composite, GIC,… Trong số này, Composite đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người do nhiều ưu điểm nổi bật.

Trám răng Composite là gì?

Vật liệu này có màu sắc trắng tự nhiên, gần giống màu răng thật và có độ cứng chắc, khả năng chịu lực ăn nhai tốt. Đặc biệt, Composite được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính đối với cơ thể.

Phương pháp trám răng bằng Composite được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao về chất lượng, thường được áp dụng để khắc phục và phục hình cho những vấn đề như răng bị sứt mẻ, ố vàng, răng sâu, răng mòn ở cổ, răng thưa, răng bị thiếu men,…

Trường hợp nào có thể trám răng thẩm mỹ Composite?

Dưới đây là một số trường hợp có thể áp dụng trám răng Composite:

  • Răng sâu: Tình trạng sâu răng thường thể hiện qua việc xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng, thậm chí là những lỗ hổng có kích thước lớn gây mất vẻ đẹp của răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng nghiêm trọng. Phương pháp trám răng Composite được coi là lựa chọn hàng đầu để bít lại các lỗ sâu răng và bảo tồn răng tự nhiên.
  • Răng thưa: Răng thưa cũng có thể được cải thiện thẩm mỹ thông qua việc sử dụng trám răng Composite. Đối với những trường hợp răng thưa dưới 2mm, phương pháp này không chỉ đơn giản mà còn không tốn nhiều thời gian.
  • Răng mẻ: Răng có thể bị nứt, mẻ do việc ăn đồ cứng như đá viên, kẹo ngậm, hoặc đơn giản là do cắn phải vật thể quá mạnh, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Việc trám răng Composite có thể hiệu quả cao trong việc cải thiện những vết nứt và mẻ trên răng.

Quy trình trám răng bằng Composite

Quy trình trám răng bằng Composite về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

Thăm khám và chụp X-quang răng

Trước tiên, bạn cần thăm khám và chụp phim X-quang để bác sĩ có thể phát hiện và đánh giá tình trạng sâu răng, tủy răng, cũng như kích thước và tình trạng phức tạp của lỗ sâu. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định phương pháp trám phù hợp nhất, cũng như được tư vấn về chi phí.

Quy trình trám răng bằng Composite

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đây là công đoạn quan trọng giúp bạn loại bỏ các bệnh lý trong khoang miệng trước khi thực hiện hàn trám răng, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhiễm trùng cũng như nguy cơ lây lan bệnh lý.

Gây tê cho răng

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của lỗ sâu mà bác sĩ sẽ quyết định có gây tê hay không. Cảm giác tê sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng từ 1 đến 2 giờ, điều này là vô cùng quan trọng để bạn cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình trám răng.

Lấy mô răng bị sâu

Tiếp theo, nha sĩ sử dụng tay khoan nha khoa để lấy đi các mô sâu chứa vi khuẩn và phần mô răng mềm không nâng đỡ được cho miếng trám.

Bắt đầu tiến hành trám răng

Bác sĩ sẽ đổ vật liệu trám ở dạng lỏng vào khoang trám và đưa phần răng bị sâu đã được làm sạch. Tiếp theo đó, bác sĩ chiếu laser để vật liệu trám dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp.

Quy trình trám răng bằng Composite

Chỉnh sửa qua vết trám

Cuối cùng, bác sĩ tiến hành kiểm tra lại vết trám, loại bỏ phần vật liệu trám bị thừa. Đồng thời, bác sĩ sẽ làm nhẵn bề mặt trám, đánh bóng để cho răng không bị cộm và kết thúc quy trình trám răng. Ngoài ra, sau công đoạn chiếu đèn đông cứng vào vật liệu trám, bạn cũng sẽ được bác sĩ dặn dò về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để đảm bảo cho miếng trám tồn tại lâu dài nhất.

Lợi ích khi trám răng Composite

Tính thẩm mỹ

Composite có màu trắng ngà tự nhiên khá giống răng thật. Nếu nhìn thoáng qua sẽ rất khó để phân biệt đâu là răng đang được trám. Vì vậy vật liệu Composite được đánh giá là phù hợp để phục hình các răng cửa, răng nanh mà vẫn bảo toàn tính thẩm mỹ vốn có.

Không có thủy ngân và vô cùng an toàn

Nhựa Composite đã được chứng minh hoàn toàn không chứa thủy ngân. Vì vậy, chất liệu này đảm bảo sự an toàn ở mức tối đa cho khách hàng, bác sĩ thực hiện cũng như cả môi trường xung quanh.

Lợi ích khi trám răng Composite

Trám răng Composite không xâm lấn

Phương pháp trám răng Composite cho khả năng bám dính trực tiếp lên thân răng. Vì vậy, thủ thuật này không yêu cầu phải mài thêm men răng để trám. Phần nào trên thân răng bị hư tổn sẽ trám bù lại đủ 100%, tuyệt đối không cắt xén thêm thân răng khỏe mạnh.

Dễ dàng sửa chữa

Khác hẳn các vật liệu khác, Composite nếu hư tổn thì chỉ cần trám bù thêm phần hư tổn đó. Thủ thuật sửa chữa này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, bác sĩ không nhất thiết phải thực hiện trám lại từ đầu.

Hy vọng rằng qua bài viết dưới đây đã giúp bạn hình dung chi tiết về quy trình trám răng bằng composite. Nhìn chung, đây không phải là thao tác quá phức tạp, tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng quy trình thì bạn hoàn toàn phải đối mặt với những vấn đề khó chịu như bong vật liệu trám, đau nhức, không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Phòng khám Nha khoa Hoàn Mỹ - Quảng Ninh

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đánh giá bài viết