Quy trình trám răng cửa tại nha khoa như thế nào?

Quy trình trám răng cửa tại nha khoa như thế nào?

Răng cửa đều đẹp, trắng sáng giúp hàm răng thẩm mỹ hơn, mang lại sự tự tin khi giao tiếp. Nhưng vì một lý do nào đó, răng cửa không còn nguyên vẹn, xỉn màu ảnh hưởng tới thẩm mỹ và ăn nhai. Trám răng cửa chính là giải pháp hiệu quả giúp bạn nhanh chóng khắc phục khuyết điểm này của răng. Vậy quy trình trám răng cửa tại nha khoa diễn ra như thế nào? Nha khoa Hoàn Mỹ sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Trám răng cửa áp dụng cho trường hợp nào?

Trám răng cửa là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu trám răng để tái tạo lại hình thể, màu sắc của răng của trở nên đều đẹp thẩm mỹ hơn. Phương pháp này khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao nên được nhiều người lựa chọn. Trám răng cửa mang lại nhiều lợi ích cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai nên có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau:

Răng cửa bị sứt mẻ, gãy vỡ

Răng cửa bị mẻ hoặc vỡ do quá trình ăn uống hay các chấn thương mạnh từ bên ngoài gây ra ở mức độ nhẹ có thể khắc phục bằng cách trám. Trám răng cửa bị mẻ giúp khôi phục tính thẩm mỹ cho răng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và hạn chế răng vỡ nặng hơn.

Trám răng cửa áp dụng cho trường hợp nào?

Răng cửa mọc thưa kém thẩm mỹ

Răng cửa mọc thưa ở mức độ nhẹ do bẩm sinh hoặc do các thói quen xấu trong sinh hoạt gây ra có thể điều trị và khắc phục bằng cách trám. Đối với các trường hợp răng cửa thưa nhiều sẽ phải khắc phục bằng phương pháp bọc sứ hoặc niềng răng.

Răng cửa bị mòn men răng, mòn cổ răng

Men răng là lớp bên ngoài giúp bao phủ và bảo vệ răng trước các tác động từ bên ngoài và môi trường miệng. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà lớp men răng có thể bị bào mòn như mắc các bệnh lý răng miệng, do thức ăn, thói quen xấu và vệ sinh răng miệng không đúng cách gây ra.

Phương pháp trám răng có thể giúp khắc phục và bổ sung phần men răng bị mòn hoặc mẻ. Từ đó giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu và các bệnh lý răng miệng khác.

Răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu là trường hợp phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu đến do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột gây ra. Cùng với đó là việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo, lâu ngày hình thành các lỗ sâu trên răng cửa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ và làm sạch vi khuẩn, sau đó tiến hành trám răng cửa bị sâu.

Trám răng cửa áp dụng cho trường hợp nào?

Quy trình trám răng cửa tại nha khoa

Trám răng cửa bị mẻ là kỹ thuật nha khoa đơn giản, chỉ tốn một chút thời gian là đã hoàn thành rồi. Muốn hoàn thiện quy trình này, khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút để trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn trám răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ khoang miệng của bạn để xác định bệnh lý và tình trạng hư tổn của răng. Sau đó tư vấn xem bạn có nên trám răng cửa hay không.

Khi đã xác định được trám răng chính là phương pháp phù hợp nhất, bác sĩ sẽ điều trị những bệnh lý như sâu răng và viêm nướu trước (nếu có) rồi mới chuẩn bị chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Trước khi tiến hành trám răng cửa, bác sĩ không thể bỏ qua được bước vệ sinh khoang miệng. Thao tác này giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng, để miếng trám sử dụng được lâu dài hơn.

Quy trình trám răng cửa tại nha khoa

Bước 3: Trám răng

Bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám lên vị trí răng cửa để khôi phục lại vẻ ngoài cho răng. Sau đó tiến hành tinh chỉnh để miếng trám được vừa vặn và đảm bảo không bị bung bật nhưng phải thật tự nhiên.

Bước 4: Chiếu đèn

Sau khi miếng trám đã đạt được yêu cầu, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để miếng trám được bám chắc tại vị trí.

Sau khi trám răng nên chăm sóc thế nào?

Muốn kéo dài thời gian sử dụng của miếng trám răng được lâu nhất, các bạn cần phải chú ý tới cách chăm sóc răng miệng tại nhà:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Đây là yêu cầu thiết thực nhất để loại bỏ vi khuẩn, không để chúng xâm nhập, gây viêm nhiễm và làm hỏng miếng trám.
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm: Bàn chải lông mềm thường có khả năng làm sạch tốt hơn. Ngoài ra còn hạn chế được việc làm tổn thương mô mềm, gây chảy máu.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng: Các công cụ này sẽ hỗ trợ rất tích cực trong việc làm sạch khoang miệng hiệu quả.
  • Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh khi mới trám xong: Sự thất thường về nhiệt độ có thể làm miếng trám dễ bung, khiến chúng bị rơi ra ngoài.
  • Hạn chế ăn đồ cứng hoặc quá dai: Bởi vì các món ăn này sẽ làm miếng trám bị sứt mẻ
  • Nên thăm khám thường xuyên tại nha khoa: Khám răng 2 lần/năm có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn. Kịp thời phát hiện những vấn đề về miếng trám để khắc phục nhanh chóng.

Hy vọng rằng thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình trám răng cửa tại nha khoa. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại và vật liệu trám chất lượng cao, Nha khoa Hoàn Mỹ tự tin là địa chỉ uy tín mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn lựa điều trị và chắc chắn bạn sẽ không làm bạn thất vọng.

Phòng khám Nha khoa Hoàn Mỹ - Quảng Ninh

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đánh giá bài viết